Thời gian sắp tới người dùng internet Việt Nam có thể sẽ đối mặt với nạn mạng chậm vì ảnh hưởng bởi việc bảo trì tuyến cáp quang AAG trong vòng 5 ngày, thông tin được biết tuyến cáp quang sẽ được bảo trì từ ngày 22/6 đến 27/6.
Như đã biết cáp quang AAG là hệ thống Asia America Gateway là đường truyền cáp quang mà người lắp đặt internet FPT tại Việt Nam hiện nay sử dụng, đa số các nhà mạng hiện nay đều chạy trên tuyến cáp AAG này.
Việc bảo trì cáp quang sắp tới sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mạng của các nhà cung cấp dịch vụ internet cáp quang như VNPT, FPT và Viettel, cư dân mạng sẽ đối mặt với tình trạng mạng “rùa bò” nếu các nhà mạng này không có đường truyền nào khác thay thế.
Thông tin thêm về các lần đứt cáp quang, sự cố, bảo trì gần nhất cụ thể các lần gần nhất là vào tháng 7 và tháng 9/2014, gặp sự cố 4 lần trong năm 2015. Thời gian mới đây tuyền cáp quang biển AAG đã bị rò rỉ điện từ 3/3 – 18/3/2016 gây chập chờn khiến đường truyền Internet bị chậm tại Việt Nam.
Trước vấn đề tuyến cáp quang biển AAG liên tục bị sự cố Viettel nói đã đầu tư thêm 2 tuyến cáp quang mới, Viettel cùng với các nhà mạng lớn khác đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư vào tuyến cáp quang biển châu Á – Thái Bình Dương APG (Asia Pacific Gateway, chiều dài hơn 11.000km và băng thông khoảng 4Tbps, nối từ Việt Nam đi các nước châu Á và Mỹ) và tuyến cáp quang biển AAE1 (Asia Africa Euro 1, chiều dài 25.000km) nối từ Việt Nam và các nước châu Á đến châu Âu, châu Phi. Đến thời điểm hiện tại, Viettel là doanh nghiệp viễn thông Việt Nam duy nhất tham gia đầu tư vào tuyến cáp AAE1.
Dự kiến đưa vào khai thác trong năm 2016, các tuyến cáp mới này sẽ nâng tổng số đường trục quốc tế của Viettel lên 6 đường trục (AAG, IA, 2 hướng đi qua Trung Quốc, APG và AAE1), giúp nâng cao chất lượng kết nối Internet đi quốc tế của Việt Nam, đặc biệt đảm bảo dịch vụ cho khách hàng khi tuyến AAG gặp sự cố hoặc ngừng hoạt động.
Nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cũng yêu cầu các tập đoàn gia cố cáp quang ở vùng biển của mình cũng như vùng biển liên kết với nước ngoài, đồng thời phải xây dựng những tuyến cáp quang mới. Dung lượng sử dụng tuyến cáp quang biển càng ngày càng lớn, khi cáp quang bị đứt ảnh hưởng rất lớn đến truy cập Internet của người dân và doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Bắc Son cũng cho rằng: “Đứt cáp quang là bất khả kháng. Tuy nhiên, việc cung cấp dịch vụ đứt đoạn thì nhà cung cấp dịch vụ phải có lời xin lỗi và thông báo với người tiêu dùng. Nếu là điều kiện bất khả kháng thì khách hàng chia sẻ với người cung cấp dịch vụ… Không chỉ chuyện cáp quang biển, kể cả dịch vụ, ví dụ như nghẽn mạng, cũng phải có lời xin lỗi đến khách hàng. Đó là văn hóa cần thiết trong kinh doanh”.