Chắc các bạn cũng biết một trong những lần đứt cáp quang gần đây của tuyến cáp AAG Việt Nam và có lẽ nhiều bạn sẽ hỏi nhau: "sao trả tiền lắp internet đều mà sao cáp cứ đứt".
Đây có lẽ là băn khoăn của khá nhiều người chứ không riêng gì một cá nhân, vậy lý do vì đâu cáp quang trị giá hàng triệu đô lại đứt một cách dễ dàng và liên tục như thế. Như các bạn đã biết tuyến cáp quang AAG bị đứt ảnh hưởng tới 60% tốc độ mạng internet ở nước ta, và tổn thất kèm theo đó là các khó mà tính toán được.
Đứt cáp quang internet : Chuyện cơm bữa
Đưa vào sử dụng từ 2009 với tổng vốn đầu tư xây dựng hơn 500 triệu USD với chiều dài hơn 20.000 km, tuyến cáp biển AAG kết nối tiểu vùng Đông Nam Á với Đài Loan, Hồng Kông rồi sang Mỹ. Chính vì tuyến đường truyền trọng yếu, chịu trách nhiệm 1 phần lớn băng thông của Việt Nam tới Mỹ, nơi nhiều máy chủ của các dịch vụ phổ biến nhiều người dùng như Google, Facebook… toạ lạc nên khi tuyến cáp AAG xảy ra sự cố, kết nối của người dùng tới các dịch vụ này bị ảnh hưởng gây nên sự khó chịu. Trong 2 năm đưa vào sử dụng tuyến cáp trị giá 500 triệu đô này đã đứt tới 10 lần, điều đáng nói ở đây là vị trí đứt cáp chủ yếu ở vùng biển đông của Việt Nam.
Xem thêm : Làm gì khi Wi-Fi bị dùng chùa ?
Nếu bạn nghĩ với số tiền “khủng” thì tuyến cáp sẽ được bao bọc bởi nhiều lớp thì bạn đã sai, vì thực ra vì để tiết kiệm chi phí tuyến cáp chỉ được gia cố ở khu vực gần bờ, còn với ngoài khơi hay vùng biển sâu tuyến cáp chỉ là mốt sợi cáp được đặt trên mặt cát dưới biển.
Phía gần bờ các sợi cáp sẽ được gia cường bằng thép trợ lực và một số lớp bảo vệ khác, tuy nhiên khu vực này là có nhiều tàu thuyền qua lại và việc mỏ neo vướng hoặc kéo lê cáp quang là chuyện khá bình thường, đây là nguyên nhân chính dẫn tới sự cố đứt cáp và lý giải nguyên nhân khu vực đứt cáp xảy ra ở một khu vực cố định. Ngoài ra một số nguyên nhân khác dẫn tới sự cố đứt cáp là do thiên tai, con người phá hoại hoặc các loại sinh vật vô tình là đứt.
Làm gì để giảm thiểu sự cố đứt internet cáp quang ?
Biện pháp mà các nhà chức trách hiện nay có thể làm tốt nhất có thể nói là “đứt thì nối” bới các đoạn cáp bị tàu thuyền làm đứt thì khó kiểm soát được, phần khác đây là khu vực vốn là nơi giao thương của nhiều tàu thuyền từ lâu nên để thay đổi là việc khó khăn và cần sự hợp tác của nhiều cơ quan ban ngành.
Tuy khó nhưng chúng ta vẫn có thể làm ví dụ như chia các kênh ra nhiều đường truyền khác nhau tránh dồn cả vào một đường truyền và lệ thuộc vào cáp quang AAG như hiện nay. Hoặc có thể gia tăng sự bảo vệ của cap quang dưới tác động của tàu thuyền qua lại.
Về lý thuyết là như vậy nhưng xây dựng thêm tuyến cáp hay mở thêm băng thông quốc tế đều cần tăng giá cước viễn thông. Và với xu hướng cạnh tranh quyết liệt về cước viễn thông như hiện tại, chúng ta đều hiểu tương lai chúng ta “không phải nghĩ” mỗi lần đứt cáp quang vẫn còn xa lắm.